Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2017

CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH

I.  Mục Đích -  Phát hiện sớm những thai kỳ bị DTBS nặng, bệnh lý gen hoặc những trẻ giảm thiểu trí tuệ: HC DOWN, Trisomy 13, Trisomy 18, bệnh Thalassemia, ...từ đó tư vấn cho thai phụ và gia đình hướng kết thúc thai kỳ nhằm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. -  Việc chẩn đoán sớm những khuyết tật có thể sửa chữa được sau sinh như sứt môi, chẻ vòm, tay chân khoèo... sẽ giúp cho việc chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho vợ chồng. II.  Các Bước Sàng Lọc Và Chẩn Đoán Trước Sinh Theo Tuổi Thai 1.  Khám Thai Lần Đầu Tiên -  Khi có tim thai, người mẹ được cho làm 1 số xét nghiệm để đánh giá sức khỏe bản thân và nguy cơ cho thai nhi: huyết đồ, đường huyết, nhóm máu, yếu tố Rhesus, HBsAg, HIV, VDRL, Rubella (IgM và IgG). -  Tầm soát bệnh Thalassemia thai nhi bằng xét nghiệm huyết đồ của bố mẹ. 2.  Sàng Lọc Và Chẩn Đoán Trước Sinh 3 Tháng Đầu -  Tuần thứ 11 - 13 tuần 6 ngày: Đo độ mờ gáy, kết hợp độ mờ gáy với tuổi mẹ và Double test [PAPP-A (Pregnancy Associated Plasma

CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG SAU MỔ

I.  Vết Thương Sạch Khô -  Không thay băng vết thương. -  Cắt chỉ sau mổ 5 ngày. II.  Vết Thương Chảy Máu -  Chảy máu ít thấm băng: thay băng và băng ép chặt vết thương. -  Chảy máu nhiều: kiểm tra vết thương, may cầm máu. III.  Tụ Máu Vết Thương -  Thể hiện bằng một đám bầm tím gồ lên vết mổ. -  Xử trí: cắt một mối chỉ lấy hết máu cục, rửa sạch vết thương, băng ép. IV.  Nhiễm Trùng Vết Mổ -  Xảy ra ngày thứ 4 -5 sau mổ, vết mổ sưng đau. -  Cắt một mối chỉ để thoát dịch, để hở vết mổ. -  Điều trị kháng sinh và may da thì 2. V.  Phản Ứng Chỉ Thành Bụng Trong thời kỳ hậu phẫu, tại một chỗ vết mổ tấy đỏ, chảy một ít dịch đục như mủ. Sau đó tự bít lại, dần dần xuất hiện nhiều lỗ dò khác, chỉ khỏi khi lấy chỉ ra. Copy vui lòng ghi nguồn TrangMienPhi.com . Xin cảm ơn! Link bài viết:  CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG SAU MỔ