Biểu hiện và điều trị bệnh mày đay

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Thương tổn cơ bản:

Bệnh mày đay
  • Là các sẩn phù kích thước to nhỏ khác nhau xuất hiện ở bất kì vùng da nào trên cơ thể.
  • Sẩn phù hơi nổi cao trên mặt da, màu sắc hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh.
  • Kích thước và hình dáng của các mảng sẩn thay đổi nhanh chóng, xuất hiện nhanh, mất đi nhanh.

Phân bố:

  • Có thể khu trú hoặc lan rộng toàn thân.
  • Ở vùng tổ chức lỏng lẻo như mi mắt, môi, sinh dục ngoài… các ban đỏ, sẩn phù xuất hiện đột ngột làm sưng to cả một vùng, còn gọi là phù mạch hay phù Quincke.

Cơ năng:

  • Đa số trường hợp mày đay rất ngứa, càng gãi càng sẩn ngứa và nổi thêm nhiều sẩn khác.
  • Tuy nhiên, có trường hợp chỉ là cảm giác châm chích hoặc rát bỏng.

Tiến triển:

  • Sau vài phút hoặc vài giờ thì các sẩn phù lặn mất, không để lại dấu vết gì trên da.
  • Bệnh tái phát từng đợt.
  • Theo tiến triển, mày đay được chia thành 2 loại:
Mày đay cấp: là phản ứng tức thì xảy ra trong vòng 24 giờ, có thể kéo dài đến 6 tuần.
Mày đay mạn: là mày đay tồn tại trên 6 tuần, có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Bệnh xảy ra với bất cứ người nào, nhưng thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 40-60, hầu hết các trường hợp (80-90%) không rõ căn nguyên.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

  • Chứng da vẽ nổi: là những vết lằn màu hồng sau đó chuyển màu trắng, xuất hiện tại nơi có một vật đầu tù chà sát trên da, thường không ngứa.
  • Viêm mạch mày đay: sẩn phù kéo dài hơn 24 giờ, tổn thương thường mềm, ngứa ít. Đáp ứng kém với kháng
  • Phù Quincke: sẩn phù xuất hiện ở những vị trí tổ chức lỏng lẻo như đầu chi, mi mắt, môi, sinh dục, các khớp. Màu sắc tổn thương không thay đổi so với da bình thường.
  • Ngoài ra, cần phân biệt với hồng ban đa dạng, phản ứng do côn trùng đốt.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị bệnh phụ thuộc vào loại mày đay, mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của bệnh.

Nguyên tắc điều trị

  • Xác định và loại bỏ dị nguyên gây bệnh, tránh tiếp xúc lại với dị nguyên là cách tốt nhất trong điều trị và phòng bệnh.
  • Tuy nhiên, nhiều trường hợp rất khó phát hiện các dị nguyên này.

Điều trị

Tự chăm sóc
+ Dừng tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng
+ Hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da
+ Có thể áp lạnh hoặc tắm lạnh, tránh tắm nóng
+ Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp
+ Tẩy giun sán, chống táo bón
+ Mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, vừa vặn
+ Tránh các hoạt động nặng nhọc hoặc các nguyên nhân gây ra mồ hôi
+ Cố gắng nghỉ ngơi và giảm các stress
Điều trị cụ thể
  • Mục đích: làm giảm hoặc làm mất các triệu chứng dị ứng, điều chỉnh các rối loạn chức năng, các tổn thương tổ chức bằng cách vô hiệu hóa các chất hóa học trung gian.
Các trường hợp nhẹ: kháng histamin H1 như:
  • Loratadin (Clarytin) 10mg x 1 viên Cetirizin (Zyrtec) 10mg x 1 viên
  • Acrivastin (Semplex) 8mg  x 3 viên
Các trường hợp nặng: phối hợp kháng histamin H1 với corticoid
  • Corticoid (uống hay tiêm): chỉ nên dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng và/hoặc có phù thanh quản, hoặc một số trường hợp mày đay do viêm mạch, do áp lực không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường. Không nên dùng để điều trị mày đay mạn tính tự phát.
  • Epinephrin (adrenalin) kết hợp kháng histamin liều cao: được chỉ định khi có phù mạch cấp tính.
  • Đối với mày đay mạn tính: thường liên quan đến các bệnh lí bên trong nên người bệnh cần được khám chuyên khoa, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
  • Có thể phối hợp kháng histamin H1 với kháng histamin H2.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG SAU MỔ

BẠN CÓ BAO GIỜ TỪ CHỐI KHÁCH HÀNG ?

Chia sẻ cách lấy backlink dofollow từ các tên miền của Google